Ván MDF là gì? Ứng Dụng Và Quy Trình Sản Xuất Ván MDF
Chắc hẳn bạn đang thắc mắc không biết ván MDF là gì? hay ván MDF có đặc điểm gì, ứng dụng ra sao? Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ có câu trả lời chính xác cho bạn.
NỘI DUNG
Ván MDF là gì?
Ván gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) là loại ván gỗ công nghiệp, được sản xuất từ các loại gỗ rừng ngắn hạn, tùy từng vùng và từng khu vực của mỗi quốc gia mà sử dụng các cây nguyên liệu khác nhau.
Sau khi khai thác và chuẩn bị đầy đủ vật liệu, xưởng sản xuất bắt đầu quá trình đập nhỏ, sử dụng máy nghiền nát nhánh cây, cây gỗ nguyên thành bột mịn (gọi là bột gỗ). Tiếp đến đem hòa trộn với keo cùng các chất kết dính chuyên dụng theo một tỉ lệ nhất định, rồi giàn đều và đưa vào máy ép gia nhiệt, để nén thành ván nguyên tấm
Có những loại ván MDF nào trên thị trường?
Phổ biến chính có loại ván MDF thường và ván MDF lõi xanh chống ẩm (còn được gọi là HMR, High Moisture Resistance). Dựa vào 2 loại ván MDF này mà xưởng sản xuất cải tiến bằng cách phủ thêm một trong các lớp: Melamine, laminate, veneer hay acrylic nhằm làm đa dạng vẻ đẹp mỹ thuật, nâng chất lượng và tạo ra nhiều giải pháp phù hợp với từng môi trường sử dụng.
+ Loại ván gỗ MDF thường: Khả năng chịu nước kém nên được sử dụng ở nơi có độ ẩm thấp như: Phòng ngủ, phòng đọc sách, phòng khách.
+ Loại ván gỗ MDF lõi xanh chống ẩm: Có giá cao hơn nên khả năng chống ẩm mốc, mối mọt hơn hẳn và đồng thời chống nước vượt trội, độ co giãn đàn hồi tốt khi nhiệt độ thay đổi nên không dễ bị nứt, phù hợp với môi trường nóng ẩm, độ ẩm không khí cao ở Việt Nam.
+ Loại ván gỗ MDF lõi xanh biến thể: Được phủ một trong các lớp melamine, laminate, veneer hay acrylic (mica) nhằm nâng cao chất lượng, tạo vẻ đẹp thẩm mỹ, thân thiện sức khỏe, không thấm nước, khó chầy xước và dễ dàng lau chùi nên được ưa thích nhất trong việc chọn làm bàn ghế, kệ tivi, tủ áo, giường tủ, nội thất tủ bếp…
Ưu nhược điểm của ván gỗ công nghiệp MDF
Chắc chắn rằng khi nói đến một loại sản phẩm nào đó thì chúng ta sẽ phải tìm hiểu ưu điểm của nó và ván gỗ MDF cũng vậy, có rất nhiều ưu điểm để bạn tin dùng:
- Khó cong vênh và không bị mối mọt như các loại ván gỗ phổ thông khác.
- Khả năng chống ẩm tốt (ván MDF lõi xanh có phủ các lớp melamine, veneer…)
- Bề mặt phẳng dễ cho việc gia công sản xuất và thi công nội thất.
- Lắp đặt để tạo thành phẩm dễ dàng với thời gian nhanh chóng.
- Đa dạng kiểu mẫu, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất.
- Quan trọng là giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên và số lượng nhiều dễ tìm kiếm.
Bên cạnh đó thì loại ván gỗ này cũng có những nhược điểm nhất định:
- Loại ván MDF thường sẽ dễ thấm nước, bị mốc bởi khả năng chịu ẩm kém.
- Độ dẻo ít, khả năng chịu uốn kém nên hạn chế trong việc tạo hình mỹ thuật nội thất.
- Không thể chạm trổ, chạm khắc như các loại gỗ tự nhiên.
- Không tốt cho sức khỏe nếu sử dụng loại ván MDF chất lượng thấp, không rõ nguồn gốc.
Quy trình sản xuất ván MDF
Ván gỗ MDF có thể được sản xuất bằng 2 quy trình công nghệ sản xuất gỗ công nghiệp:Phương pháp ướt và phương pháp khô.
Phương pháp ướt là dùng nước để nghiền gỗ thành sợi giống với nguyên tắc nghiền bột giấy trong công nghệ sản xuất giấy. Lượng nước cần dụng rất nhiều, có thể lên đến 70 tấn nước/ 1 tấm ván sợi.
Phương pháp khô đơn giản và gọn nhẹ hơn. Thu được tỉ lệ sợi cao, đồng đều. Chính vì thế, phương pháp này được ưu tiên sử dụng phổ biến hơn cả trong các nhà máy sản xuất.
Nguyên liệu sản xuất ván ép MDF
Nguyên liệu sử dụng để sản xuất ván ép MDF là các loại gỗ tự nhiên được khai thác từ rừng trồng. Phổ biến như cây cao su, bạch đàn, keo, thông, sồi, giẻ, vân sam… Cũng có thể tận dụng các phế liệu từ quá trình khai thác, sản xuất gỗ như cành, ngọn cây, mùn cưa, đầu mẩu gỗ, bìa bắp, dăm gỗ… Nói chung là các loại gỗ tự nhiên có nhiều sợi xenlulo.
Nguyên liệu được tập kết về nhà máy, bóc vỏ nghiền thành dạng bột gỗ để sản xuất ván ép MDF.
Để sản xuất được khoảng 1m3 ván ép MDF, trung bình cần khoảng:
+ 1,8-2 m3 gỗ, 700 Kwh điện
+ 1,3 m3 nước, 3,3 tấn hơi
+ 80-100 kg keo hàm lượng khô 50%
+ 10 kg parafin
+ 1,7 – 2 kg chất đóng rắn NH4Cl
Phương pháp ướt
Tóm tắt quy trình sản xuất ván ép MDF bằng phương pháp ướt như sau:
Nguyên liệu → Băm dăm → Hóa mềm (Bằng hơi nước quá nhiệt hoặc kiềm lạnh) → Nghiền bột → Trộn keo → Lên khuôn thành hình → Ép ván → Thành phẩm.
Bước 1: Bột gỗ chất lượng tốt được phun nước làm ướt để chúng vón thành dạng vảy.
Bước 2: Vẩy gỗ cũng được rải đều lên mâm ép để ép nhiệt sơ bộ. Sản phẩm sau khi ép là ván sơ.
Bước 3: Ván sơ tiếp tục đi qua hệ thống ép cán nhiệt.để làm giảm hàm lượng nước xuống còn 50%. Đồng thời giúp 2 mặt dính chặt lại.
Bước 4: Cắt tấm ván thành từng khổ có kích thước tiêu chuẩn, bo biên.
Bước 5: Các tấm ván ép lần lượt được xử lý nguội,.cho vào máy cắt tỉa, chà nhám, làm mịn bề mặt. Sau đó phân loại, kiểm tra chất lượng sản phẩm và đóng gói.
Phương pháp khô
Tóm tắt quy trình sản xuất ván ép MDF bằng phương pháp khô như sau:
Chuẩn bị và xử lý nguyên liệu gỗ → băm dăm → sàng dăm → rửa dăm → hấp dăm → nghiền sợi (trộn keo) → sấy sợi → trải thảm → ép sơ bộ → cắt tấm → ép nhiệt → xử lý kích thước, bề mặt ván (rọc cạnh, đánh nhẵn bề mặt ván) → đóng gói, nhập kho.
Bước 1: Sản xuất bột sợi
Bột gỗ sau khi nghiền sẽ được nhà máy phân.loại chất lượng tốt nhất, đảm bảo yêu cầu khi sản xuất. Bột gỗ đạt chất lượng được trộn với các chất phụ gia an.toàn và keo đặc chủng trong máy trộn sấy. Sản phẩm đầu ra là bột sợi.
Bước 2: Tạo tầng bột sợi
Sử dụng máy rải tiếp tục trải đều bột sợi thành 2 – 3 tầng bột (tùy từng khổ ván ép)
Bước 3: Ép nhiệt
Các tầng bột sợi sẽ được ép nhiệt 2 lần để dính chặt với nhau. Nhiệt độ ép của máy gia nhiệt sẽ được điều chỉnh theo độ dày tấm ván hoàn thiện. Đảm bảo nhiệt độ vừa đủ để loại bỏ hàm lượng nước còn lại trong gỗ, ngăn chặn tình trạng mối mọt. Đồng thời giúp cho keo hóa rắn một cách từ từ, tăng độ bền.
Bước 4: Cắt tấm ván
Ván MDF sau khi ép nhiệt sẽ được cắt thành.từng khổ có kích thước khác nhau và bo biên mượt. Các kích thước có thể là 1220 x 2440, 1525 x 2440.hoặc 1830 x 2440. Một số nhà máy sản xuất lớn có thể sản xuất ván ép MDF vượt khổ thi công các dự án lớn.
Bước 5: Xử lý, đóng gói
Sản phẩm được tiếp tục xử lý nguội, chà nhám bề mặt. Đem phân loại những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất. Sau đó đóng gói, bảo quản.hoặc phân phối đến các xưởng sản xuất gỗ công nghiệp.
Ứng dụng của ván MDF
Hiện nay gỗ tự nhiên đang dần trở nên khan.hiếm hơn trước mà nhu cầu sử dụng gỗ của chúng ta ngày càng nhiều. Để thay thế gỗ tự nhiên chúng ta có thể.sử dụng gỗ công nghiệpvà MDF là một trong số đó. Ván gỗ ép MDF có nhiều đặc điểm nổi bật như trên nên nó.có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống của chúng ta như :
+ Gỗ ép MDF được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành sản xuất nội thất: bàn ghế, giường, tủ,….
+ Có độ thẩm mỹ cao nên được sử dụng làm kệ tủ, bàn ghế văn phòng,…
+ Gỗ MDF có khả năng chịu nước và độ ẩm cao nên.có thể sử dụng làm tủ bếp, tủ phòng xông hơi, vách ngăn toilet,…
Trên đây là câu trả lời cho các câu hỏi: Ván gỗ MDF là gì?.Ván gỗ MDF có đặc điểm và ứng dụng gì? Nó rất tuyệt vời phải không các bạn. Chắc chắn sẽ không làm các bạn thất vọng khi lựa chọn MDF để làm các vật dụng trong gia đình!.
Tìm kiếm có liên quan:
- Dây chuyền sản xuất ván MDF
- Quy trình sản xuất ván ép
- Quy trình sản xuất ván lạng
Nội dung liên quan: