Ván Ép là loại gỗ như thế nào? Tìm hiểu về Ứng Dụng thực tiễn
Gỗ ván ép công nghiệp là giải pháp vật liệu thông minh trong ngành kỹ thuật gỗ. Sản phẩm có tính ứng dụng cao, thay thế gỗ tự nhiên để sản xuất các đồ dùng phục vụ nhu cầu sử dụng của con người. Cụ thể gỗ ván ép là gì? Loại vật liệu này có thể sử dụng được trong những lĩnh vực nào của đời sống?
NỘI DUNG
Gỗ ván ép là gì?
Gỗ ván ép là các lớp ván gỗ tự nhiên láng mỏng, có cùng kích thước, được xếp chồng lên nhau liên tục để tạo thành tấm gỗ có kích thước, độ dày đạt tiêu chuẩn. Giữa các lớp gỗ là keo dán đặc chủng. Tùy thuộc vào tiêu chuẩn sản xuất và chất lượng sản phẩm đầu ra mà nhà sản xuất sẽ dùng các loại gỗ tự nhiên và keo liên kết khác nhau. Bảng kích thước ván gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF… phổ biến hiện nay bạn có thể xem tại đây: Kích thước ván gỗ công nghiệp đầy đủ, chi tiết nhất.
Các loại gỗ tự nhiên được sử dụng để sản xuất gỗ ép như: bạch đàn, gỗ bạch dương, lim xanh, trâm tía, kháo, gỗ lá kim, cao su, cây keo, gụ, óc chó, gỗ thông, cây lauan, cây bulo…
Phân loại?
Cách phân loại gỗ ván ép chủ yếu hiện nay mà người thường hay nghe đó là phân theo cốt gỗ. Bao gồm: Ván MDF, ván HDF, ván MFC. Phần cốt gỗ có loại thông thường, loại có khả năng chịu nước, chống ẩm tốt. Dựa vào đó mà chủ nhà hoặc đơn vị sản xuất sẽ tư vấn cho khách hàng có lựa chọn phù hợp nhất với từng nhu cầu sử dụng.
Ví dụ, dùng để làm thiết kế ngoại thất, sân vườn, phòng bếp, phòng tắm, nơi có độ ẩm cao… thì phải sử dụng ván ép MDF lõi xanh hoặc HDF chống chịu nước.
Gỗ ván ép dùng để làm gì?
Gỗ ván ép là vật liệu quan trọng có thể thay thế gỗ tự nhiên đắt đỏ và được ứng dụng linh hoạt trong đời sống hàng ngày. Thể hiện ở các lĩnh vực xây dựng, thiết kế nội – ngoại thất, công nghiệp đóng tàu…
Dùng trong xây dựng
Trong xây dựng, gỗ ván ép được dùng để làm cốp pha thay thế cho các loại cốt pha bằng gỗ tự nhiên, sắt thép. Tên tiếng Anh của ván gỗ ép cốp pha xây dựng là Construction formwork plywood.
Thông thường, phần mặt của ván ép được làm bằng gỗ thông cứng chắc, có chất lượng cao. Bề mặt ván được tráng một lớp phim bằng nhựa keo phenolic chống thấm nước, giảm trầy xước trong quá trình sử dụng. Coppha có thể sơn lại bằng nhiều màu sơn khác nhau: sơn đỏ, sơn cam, sơn vàng hoặc không phủ sơn.
Phần lõi hay cốt gỗ làm từ gỗ bạch dương hoặc bạch đàn, tăng sức bền và khả năng chống chịu sức nặng của công trình. ngoài ra, ở giữa các lớp ép còn quét thêm keo chống thấm nước WPB 100%.
Ưu điểm của gỗ ván ép coppha là có thể tái sử dụng nhiều lần. Cột gỗ thẳng, không bị co ngót, cong vênh trước tác động của ngoại cảnh giống gỗ tự nhiên. Do sử dụng nhiều lớp keo đặc chủng nên khả năng chống nước, chống ẩm, chống mối mọt của ván ép rất tốt.
Hơn hết đó là giá thành ván gỗ ép coppha rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên hoặc coppha sắt. Trong lượng coppha gỗ ép nhẹ, dễ dàng di chuyển, lắp đặt, tháo dỡ.
Dùng trong ngành công nghiệp đóng tàu
Gỗ ván ép làm từ cốt gỗ có khả năng chịu nước, chịu ẩm. Sử dụng keo đặc chủng cao cấp như Melamine, E0, E1, Phenolic… Những sản phẩm này có trọng lượng nhẹ, được ứng dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu, thi công các chi tiết trên thân tàu, thân máy bay…
Dùng trong thiết kế nội – ngoại thất
Dùng để thiết kế nội thất, ngoại thất công trình công cộng, dân dụng – Đây là ứng dụng nổi bật là phổ biến nhất của gỗ ván ép công nghiệp. Các loại gỗ ván ép MFC, MDF, HDF được dùng để đóng bàn ăn, bàn học, ghế, giường, tủ, kệ, vách ngăn, lam gỗ… Hoặc dùng để lát sàn, làm gác xép, lát sàn sân thượng, xích đu, ghế gỗ…
Gỗ ép công nghiệp được sử dụng ngày càng rộng rãi trong các công trình nhà ở, biệt thự, nhà hàng, khách sạn, thiết kế nội thất văn phòng, chung cư, quán ăn… Thậm chí là ở các công trình công cộng, trung tâm thương mại…
Gỗ ván ép giá rẻ, bề mặt phủ Melamine, Laminate, veneer vô cùng đa dạng. Bao gồm cả bề mặt màu trơn, màu vân gỗ giống hệt với gỗ tự nhiên, laminate vân vải, bề mặt giả đá, vân đá… mang đến sự lựa chọn phong phú cho khách hàng.
Các loại gỗ ván ép có cốt gỗ khác nhau, quy trình sản xuất và keo dán khác nhau nên đặc tính sẽ khác nhau. Có loại gỗ ép thường, gỗ ép chịu nước chống ẩm, chịu nhiệt… Tùy thuộc vào những vị trí khác nhau mà chủ nhà lựa chọn gỗ ép để đảm bảo độ bền, tuổi thọ công trình, đồ dùng nội thất.
Những khu vực phải thường xuyên chịu tác động của nước hoặc ẩm thấp thì nên dùng gỗ ván ép HDF, MDF lõi xanh. Ví dụ như phòng bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm, ngoại thất…
Còn với các đồ dùng nội thất gỗ công nghiệp dùng cho phòng ngủ, phòng khách hoặc văn phòng làm việc, gia chủ có thể chọn gỗ MDF thường, MFC.
Quy trình công nghệ sản xuất gỗ ván ép
Giai đoạn 1: Xử lý nguyên liệu
Các nguyên liệu gỗ tự nhiên sau khi thu hoạch về sẽ được đem ngâm trong hồ nước. Biện pháp này giúp quá trình bóc vỏ và cắt dễ dàng hơn. Và một yếu tố quan trọng nữa là ngâm gỗ trong nước có tác dụng chống mối mọt, nấm mốc. Bởi vì các chất dinh dưỡng trong gỗ đã phụ phân hủy.
Giai đoạn 2: Sơ chế nguyên liệu
Sau khi ngâm trong một khoảng thời gian nhất định, gỗ được vớt lên, để ráo và bóc hết lớp vỏ bên ngoài. Đưa gỗ vào máy cắt theo tiêu chuẩn kích thước sản xuất. Khâu chọn nguyên liệu vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng của thành phẩm cuối cùng. Nguyên liệu sau khi cắt phải đạt tiêu chuẩn sản xuất của nhà máy.
Giai đoạn 3: Sản xuất ván gỗ ép
- Đưa gỗ đã cắt khúc lên máy cắt lá để láng thành từng tấm gỗ mỏng.
- Các tấm gỗ mỏng sẽ tiếp tục được đưa lên dây chuyền cắt theo yêu cầu.
- Tiến hành phân loại để tuyển chọn những tấm gỗ mỏng tốt nhất.
Với những quy trình công nghệ sản xuất hiện đại, ván gỗ mỏng còn được đưa lên máy quét. Máy sẽ kiểm tra khuyết điểm trên tấm gỗ và tiến hành sửa chữa nếu có.
Làm sạch tấm gỗ mỏng, loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn, dầu mỡ. Phủ keo chuyên dụng lên 2 bề mặt tấm gỗ. Tùy thuộc vào yêu cầu thành phẩm mà chọn keo phủ hợp lý. Lượng keo trải trên bề mặt phải được kiểm soát và ghi chép chi tiết.
Đưa tấm gỗ đã phủ keo vào máy ép lạnh để keo trải đều trên bề mặt. Sau đó đem đi ép nóng để gỗ và keo liên kết chặt chẽ với nhau. Thời gian ép phải được theo dõi và kiểm soát nghiêm ngặt. Đảm bảo tấm ván ép sau khi hoàn thiện không bị phồng rộp hay nổ.
Sau khi ép nóng để nguội, tiếp tục cho ván gỗ vào máy cắt tỉa, vát cạnh để làm mịn, đánh nhẵn ở mức vừa phải.
Giai đoạn 4: Hoàn thiện
Kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đánh giá lô ván gỗ ép theo tiêu chuẩn sản xuất. Sau đó, đem đóng gói, bảo quản trong kho phục vụ nhu cầu sản xuất.
Ván gỗ mẫu mã đa dạng, màu sắc bắt mắt, phù hợp với nhiều không gian nội thất khác nhau. Hiện nay gỗ ván ép công nghiệp đang là vật liệu được nhiều khách hàng của Nội thất Phong Việt lựa chọn sử dụng để thiết kế nội thất văn phong, nhà ở, chung cư.
Trên đây là một số chia sẻ về những đặc tính và ứng dụng phổ biến của ván ép công nghiệp. Để được tư vấn thêm hoặc cung cấp sản phẩm chất lượng, hãy liên hệ với chuyên trang của chúng tôi ngay hôm nay. Rất vui khi được trở thành đối tác của bạn!
Tìm kiếm liên quan:
- mua ván gỗ ép ở đâu
- ván ép mdf
- ván ép plywood
- ván ép 5mm